Phục hình tháo lắp là gì?

Phục hình tháo lắp là gì?

-Phục hình tháo lắp hay còn gọi là hàm giả được dùng chủ yếu ở người lớn tuổi thay thế cho những răng đã mất xen kẽ hoặc mất toàn hàm.

Cấu tạo của hàm giả bao gồm phần nền bằng nhựa hoặc hợp kim, phần răng làm bằng sứ, composite, nhựa. Không chỉ hỗ trợ chức năng ăn nhai mà còn nâng đỡ cơ môi, má, tránh các nếp nhăn, trông trẻ và tươi hơn.

Răng giả toàn hàm được chia làm 2 loại:

– Hàm giả bằng nhựa cứng

– Hàm giả bằng nhựa dẻo (Hàm Bio)

Được làm vừa khít, giúp thay thế toàn bộ các răng đã mất trên cung hàm, ôm lấy nướu và xương.

Tháo lắp hàm khung bộ:

 CTY CỔ PHẦN NHA KHOA AN TÂM SÀI GÒN

Hàm khung kim loại tháo lắp có thành phần chủ đạo là kim loại hoặc hợp kim titan. Hàm khung có thiết kế móc và tựa lên trụ răng nên giúp phục hồi chức năng ăn nhau tốt hơn hàm nhựa

Hàm khung này phù hợp với những người bị mất răng riêng lẻ, các răng khác vẫn còn chắc chắn.

So với hàm nhựa thì có các ưu điểm sau:

– Ít bị gãy hơn

– Dễ vệ sinh hơn nên không gây hôi miệng say thời gian dài sử dụng

– Không bị vướng víu như hàm tháo lắp nhựa.

– Lực nhai, cắn tốt hơn.

Cách chăm sóc – bảo vệ răng tháo lắp:

 CTY CỔ PHẦN NHA KHOA AN TÂM SÀI GÒN

– Hàm giả tháo lắp khá cồng kềnh, khó chịu khi đeo trong những ngày đầu tiên nên cần một khoảng thời gian để môi, má có thể thích nghi với hàm mới.

– Mới đầu nên ăn những thức ăn mềm và nhai nhẹ nhàng.

– Sau mỗi bữa ăn, chúng ta nên tháo hàm ra để rửa sạch. Vệ sinh bằng xà phòng, không nên dùng kem đánh răng vì sẽ làm mòn hàm.

– Hàm giả mới có thể gây đau nhưng không nên tự ý sửa chữa mà phải mang hàm ít nhất một ngày trước khi đến phòng khám để bác sĩ có thể mài chỉnh.

– Buổi tối sau khi đánh răng nên tháo hàm ra, ngâm trong một ly nước sạch.

– Hàm giả nên thay mới từ 3-5 năm khi nó không còn dính chắc.

Gọi điện thoại
0932.89.9595