Bọc răng sứ là một kỹ thuật phục hình trong nha khoa giúp tái tạo thẩm mỹ và chức năng của răng. Tuy nhiên, do phương pháp này có tác động mài lên răng thật nên nhiều Khách hàng thắc mắc, mài răng bọc sứ có ảnh hưởng gì không? Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này, giúp Quý Khách hàng hiểu hơn về ưu nhược điểm của phương pháp bọc răng sứ.
1. Mài răng bọc sứ có ảnh hưởng gì không?
Mài cùi răng là một kỹ thuật phức tạp trong nha khoa. Cụ thể, Bác sĩ tiến hành mài nhỏ răng thật theo một tỷ lệ chuẩn xác để tạo trụ. Sau đó, lắp mão sứ lên phía trên sao cho mão răng và cùi răng được sát khít với nhau. Mặc dù kỹ thuật này giúp tạo ra một chiếc răng sứ mới có độ thẩm mỹ và chức năng ăn nhai gần như răng thật, nhưng lại tác động đến toàn bộ bề mặt răng. Chưa kể nếu răng thật bị mài quá mức cho phép, có thể dẫn đến tổn thương, không có biện pháp tái tạo lại.
Ngoài ra, mài răng làm răng sứ nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật bởi Bác sĩ giỏi chuyên môn có thể gây nhiều rủi ro như: răng bị ê buốt nặng, chết tủy, viêm nướu. Răng thật bị xâm lấn quá nhiều cũng dẫn đến hư hỏng và nặng nhất chính là mất răng vĩnh viễn.
Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình trong nha khoa giúp tái tạo thẩm mỹ và chức năng của răng. Vì phương pháp này có tác động mài lên răng thật của răng, nên nhiều khách hàng thắc mắc liệu bọc răng sứ có đau không, sau khi thực…
2. Các trường hợp cần mài răng bọc sứ
Có nhiều trường hợp cần mài răng để điều trị. Điển hình là một số trường hợp sau đây:
2.1. Làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ (hay còn gọi là trồng răng sứ bắc cầu) là phương pháp phục hình một hoặc nhiều răng mất, có ưu điểm cải thiện chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ cao và chi phí tương đối thấp.
Tuy nhiên, phương pháp này có mức độ xâm lấn cao. Cụ thể, Bác sĩ phải thực hiện mài 2 răng kế cận răng bị mất để làm trụ răng. Theo thời gian, các răng trụ này dần yếu đi, không thể nâng đỡ cầu răng sứ nữa. Khi ấy, Bác sĩ buộc phải mài thêm các răng khỏe mạnh tiếp theo để làm cầu răng sứ mới. Như vậy, từ mất một răng ban đầu có thể dẫn đến mất nhiều răng hơn.
2.2. Bọc răng sứ
Với kỹ thuật bọc răng sứ, Bác sĩ dùng mão răng sứ để chụp lên cùi răng thật, giúp khôi phục hình dáng, chức năng và thẩm mỹ cho răng. Tuy nhiên trước đó, Bác sĩ cần mài đi phần lớn mô răng thật của răng để tạo cùi, vì thế đây cũng là phương pháp xâm lấn khá nhiều, có nguy cơ giảm độ chắc khỏe và độ bền của răng.
3. Có nên mài răng để bọc sứ?
Theo Bác sĩ Nguyễn Phượng Hằng, việc có nên mài răng bọc sứ không còn tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Nếu răng bị hư tủy thì sau khi chữa tủy, cần mài răng bọc sứ để khôi phục tốt hình dáng và chức năng cho răng. Tuy nhiên, nếu là mục đích thẩm mỹ hay phục hình răng mất thì bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp giúp bảo tồn tối đa răng tự nhiên, chẳng hạn:
3.1. Đối với mục đích thẩm mỹ
Nếu răng còn khỏe mạnh, không hư tủy, không vỡ, bể lớn và có các khuyết điểm như nhiễm màu, thưa nhẹ, hình dáng chưa đẹp,… thì mặt dán sứ Veneer chính là phương pháp tối ưu vì không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cao mà còn bảo tồn tối đa mô răng thật.
3.2. Đối với mục đích phục hình răng bị mất
Trồng răng Implant được xem là phương pháp phục hình răng tiên tiến nhất hiện nay với trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm, thay thế cho chân răng bị mất. Nhờ đó, đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường, tính thẩm mỹ cao, tự nhiên như răng thật và đặc biệt là không cần mài đi các răng khỏe mạnh như cầu răng sứ, giúp bảo tồn răng tự nhiên của Quý khách.
Qua thông tin trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ mài răng bọc sứ có ảnh hưởng gì không. Nhìn chung, phương pháp này xâm lấn trực tiếp đến cấu trúc răng thật nên cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.
Điều quan trọng là dù điều trị theo phương pháp nào, bạn nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn. Bác sĩ giỏi chuyên môn sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhằm hạn chế xâm lấn tối đa.